Cây mắc-ca trên đất Tây Nguyên - Mắc Ca Đắk Lắk

Cây mắc-ca trên đất Tây Nguyên

Từ năm 2002, Đác Lắc đã đưa vào trồng thử nghiệm một loại cây trồng mới, đó là cây Macadamia (dân gian còn gọi tắt là cây mắc-ca), một loại cây có nguồn gốc từ Ô-xtrây-li-a.

              Cây mắc-ca được đưa vào trồng thử nghiệm trên đồng đất ở huyện Krông Năng với chín dòng vô tính được nhập từ Ô-xtrây-li-a và Trung Quốc.Sau hơn sáu năm trồng, những cây mắc-ca đầu tiên đã thích nghi trên mảnh đất Tây Nguyên và bắt đầu cho quả bói với năng suất từ 4 đến 5 kg hạt/cây, có cây cho từ 7 đến 8 kg hạt. Được biết, hiện nhiều vùng đất ở Tây Nguyên cũng bắt đầu đưa loại cây mới này vào trồng thử nghiệm với hy vọng sẽ đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và sản phẩm xuất khẩu của địa phương.  Ngoài việc trồng thử nghiệm ở huyện Krông Năng (Đác Lắc), Viện Khoa học kỹ thuật Nông – Lâm nghiệp Tây Nguyên trồng một ha tại TP Buôn Ma Thuột và Trung tâm nghiên cứu Thủy-Nông-Lâm ở tỉnh Gia Lai trồng một ha với mật độ 400 cây.  Qua kết quả nghiên cứu và theo dõi quá trình trồng thử nghiệm, các nhà khoa học cho biết, trong chín dòng vô tính đang được trồng thử nghiệm thì giống OC là loại cây trồng khá phù hợp với điều kiện sinh thái tại Đác Lắc.

Đây là giống cho năng suất cao

puttygen.site

, cỡ hạt lớn, ít sâu bệnh, cây có bộ tán cân đối, vững chắc, chịu hạn tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu ở Tây Nguyên.  Tuy nhiên, Viện Khoa học kỹ thuật Nông – Lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết, khi trồng loại cây này trong những tháng mùa khô, cần tưới nước bổ sung cho cây, nhằm giảm tỷ lệ rụng quả và làm cho tăng năng suất. Như vậy, việc đưa loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao này vào cơ cấu cây trồng ở các tỉnh Tây Nguyên đang có nhiều triển vọng. Song, vấn đề đặt ra là liệu người dân có mặn mà với loại cây trồng mới này không khi thị trường tiêu thụ trong nước vẫn chưa mặn mà với sản phẩm này và không ít nơi vẫn chưa biết về nó. Do vậy, để đưa một loại cây trồng mới vào sản xuất và đưa ra thị trường một sản phẩm mới, các ngành chức năng cần quảng bá và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm mắc-ca, bởi giá trị kinh tế mà nó mang lại cao gấp 5 – 6 lần so với làm cà-phê như hiện nay và tạo ra cây trồng mới ở Tây Nguyên. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, bộ phận ăn được của trái mắc-ca là nhân, có hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn lạc nhân, hạnh nhân, hạnh đào.

Trong dầu mắc-ca có hơn 87% là a-xít béo không no, trong đó có nhiều chất mà cơ thể con người không tự tổng hợp được. Hạt mắc-ca có tác dụng giảm chô-lét-tơ-rôn, phòng trị xơ cứng động mạch.  Hàm lượng prô-tê-in trong nhân lên tới 9,2%, gồm 20 loại a-xít a-min… Cây mắc-ca có giá trị kinh tế cao so với các loại cây công nghiệp hiện đang được trồng ở Tây Nguyên.Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì thị trường mắc-ca trên thế giới hiện chỉ đáp ứng khoảng một phần tư nhu cầu.

Cây mắc-ca bắt đầu cho thu hoạch từ năm thứ 5 – 6 trở đi, năng suất khá cao.

Đến thời kỳ định hình, một ha mắc-ca (khoảng 300 cây) có thể cho năng suất khoảng hai tấn nhân, mức giá 25 USD/kg nhân (gần 450.000 đồng/kg) như hiện nay thì một ha mắc-ca có thể đạt 50 nghìn USD/năm.

online-pharmacy-uk.com

TỪ KHÓA